Sunday, March 25, 2018

Giới thiệu về Quản lý dự án theo chuẩn PMI – PMBOK Ver05

Dự án là định hướng để tiến tới một kết quả mới, một doanh nghiệp tốt thì phải quản lý dự án giỏi. Quản trị dự án chuyên nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết và cần thiết phải có một chuẩn mực. Viện Quản lý dự án viết tắt là PMI - một tổ chức chuyên nghiệp phi lợi nhuận đã nghiên cứu, tổng hợp và phát triển bộ quản lý dự án tiên tiến nhất gọi tắt là PMBOK. Phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn này là PMBOK5 chính thức được Viện Quản Lý Dự Án PMI ban hành vào tháng 1 năm 2013.
Trong khuôn khổ bài viết này xin giới thiệu cấu trúc cơ bản của bộ PMBOK5 làm cơ sở cho các tìm hiểu sâu hơn sau này.

I. Các khái niệm cơ bản
1. Dự án: Theo PMBOK 5th  thì Dự án là một nỗ lực tạm thời được cam kết để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ duy nhất. Theo cách định nghĩa này hoạt động dự án tập trung vào 2 đặc tính:
-   Nỗ lực tạm thời: Mọi dự án đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc cụ thể. Dự án chỉ kết thúc khi đã đạt được mục tiêu
-    Sản phẩm ( dịch vụ ) là duy nhất: điều này thể hiện có sự khác biệt so với những sản phẩm dịch vụ tương tự đã có hoặc kết quả của dự án khác
Tóm lại: Dự án là một chuỗi các công việc (nhiệm vụ, hoạt động) được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện ràng buộc về mặt phạm vi, thời gian và ngân sách        
2. Quản lý dự án: Là một quá trình hoạch định  P-D-C-A 
   - Planing  Lập kế hoạch
   - Organizing (tổ chức)
   - Leading/ Directing (Lãnh đạo)
   - Controling   kiểm tra
II. Nội dung cơ bản của phiên bản PMBOK 5th
Theo phiên bản PMBOK 5th thì công việc Quản lý có 5 nhóm qui trình sau, tương ứng với 10 lĩnh vực kiến thức và 47 qui trình cùng 517 đầu vào, đầu ra và các công cụ để triển khai.

II.1. Năm nhóm qui trình trong PMBOK5 là:
1. Iniating Process Group - Nhóm thiết lập
2. Planning Process Group - Nhóm lập kế hoạch
3. Excuting Process Group - Nhóm thực thi
4. Monitoring & Controling Process - Nhóm kiểm soát
5. Closing Process Group - Nhóm kết thúc:

II.2 Mười lĩnh vực kiến thức và 47 qui trình con
5 nhóm QT này tương ứng với 10 lĩnh vực kiến thức và 47 qui trình con để đáp ứng yêu cầu quản trị mọi lĩnh vực của dự án theo cách tiếp cận PDCA (Plan – Do – Check – Action)


II.2.1 Quản lý tích hợp dự án ( Project Integration Management )
1.Xây dựng điều lệ dự án (Develop Project Charter):Karofi
2.Xây dựng kế hoạch quản lý dự án (Develop Project Management Plan):
3.Chỉ đạo và quản lý công việc dự án (Direct and Manage Project Work):
4.Theo dõi và kiểm soát công việc dự án (Monitor and Control Project Work):
5.Thực hiện kiểm soát thay đổi tích hợp (Perform Integrated Change Control):
6.Kết thúc dự án hay giai đoạn (Close Project or Phase):
II.2.2 Quản lý phạm vi dự án gồm 6 quy trình:

1.Lập kế hoạch quản lý yêu cầu (Plan Scope Management)
2.Thu thập yêu cầu (Collect Requirement)
3.Định nghĩa phạm vi (Define Scope)
4.Tạo cấu trúc phân rã công việc – Create Works Breakdown Structure (WBS)
5.Kiểm tra phạm vi (Validate Scope)
6.Kiểm soát phạm vi (Control Scope)

II.2.3 Quản lý thời gian dự án gồm 7 quy trình
1.Lập kế hoạch quản lý lịch trình (Plan Schedule Management)
2.Định nghĩa hoạt động (Define Activities)
3.Sắp xếp các hoạt động (Sequence Activities)
4.Ước lượng nguồn lực cho hoạt động (Estimate Activity Resources)
5.Ước lượng thời gian hoàn thành hoạt động (Estimate Activity Durations)
6.Phát triển lịch trình dự án (Develop Schedule)
7.Kiểm soát lịch trình dự án (Control Schedule)

II.2.4 Quản lý chi phí dự án gồm 4 quy trình:
1.Lập kế hoạch quản lý chi phí (Plan Cost Management)
2.Ước lượng chi phí (Estimate Cost)
3.Xác định ngân sách dự án (Determine Budget)máy lọc nước biển
4.Kiểm soát chi phí dự án (Control Costs)

II.2.5 Quản lý chất lượng dự án gồm 3 quy trình:
1.Lập kế hoạch quản lý chất lượng (Plan Quality Management)
2.Thực hiện đảm bảo chất lượng (Perform Quality Assurance)
3.Kiểm soát chất lượng (Control Quality)

II.2.6 Quản lý giao tiếp dự án gồm 3 qui trình
1.Lập kế hoạch quản lý giao tiếp (Plan Communications Management)
2.Quản lý giao tiếp (Manage Communications)
3.Kiểm soát giao tiếp (Control Communications)

II.2.7 Quản lý rủi ro dự án gồm 6 quy trình:
1.Lập kế hoạch quản lý rủi ro (Plan Risk Management)
2.Xác định rủi ro (Identify Risk)
3.Phân tích định tính rủi ro (Perform Qualitative Risk Analysis)
4.Phân tích định lượng rủi ro (Perform Quantitative Risk Analysis)
5.Lập kế hoạch phản ứng rủi ro (Plan Risk Response)
6.Kiểm soát rủi ro (Control Risks)

II.2.8 Quản lý nhân sự dự án gồm 4 quy trình:
1.Lập kế hoạch quản lý nhân sự (Plan Human Resosurce Management)
2.Thành lập đội dự án (Acquire Project Team)
3.Phát triển đội dự án (Develop Project Team)
4.Quản lý đội dự án (Manage Project Team)

II.2.9 Quản lý mua sắm dự án gồm 4 quy trình:
1.Lập kế hoạch quản lý mua sắm (Plan Procurements Management)
2.Thực hiện mua sắm (Conduct Procurements)
3.Kiểm soát mua sắm (Control Procurements)
4.Kết thúc mua sắm (Close Procurements Costs)

II.2.10 Quản lý các bên liên quan trong dự án
1.Xác định các bên liên quan (Identify Stakeholders)
2.Lập kế hoạch quản lý các bên liên quan (Plan Stakeholder Management)
3.Quản lý sự can dự của các bên liên quan (Manage Stakeholder Engagement)
4.Kiểm soát sự can dự của các bên liên quan (Control Stakeholder Engagement)

Có thể thấy hầu hết các lĩnh vực kiến thức nêu trên và các nhóm qui trình đã bao trùm gần như toàn bộ các khía cạnh của Quản lý nói chung. Vì thế nhà quản lý dự án đòi hỏi phải có kỹ năng tổng hợp và kinh nghiệm xuất chúng để có thể đảm đương các công việc phức tạp và biến động để đảm bảo các mục tiêu của dự án đã được nhà đầu tư mong muốn. Vì thế ngoài sự nhiệt huyết chúng ta cần phải trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa để có thể hoàn thành tốt mục tiêu của các dự án mà ban lãnh đạo công ty giao.




    Knowledge
    Project Management Process Groups
    Initiating
    Planning
    Executing
    Monitoring - C
    Closing
    4.Intergration (6)
    4.4 - 4.5
    5. Scope ()
    5.1 - 5.2 - 5.3 - 5.4
    5.5 - 5.6

    6. Time ()
    6.1 - 6.2 - 6.3 - 6.4 - 6.5 - 6.6
    7. Cost()
    7.1 - 7.2 - 7.3
    8. Quality()
    9. Human resouce()
    10.Communication()
    11. Risk
    11.1 - 11.2 - 11.3 - 11.4 - 11.5
    12. Procurement
    13. Stakeholder
    Old portal 

    Thursday, April 14, 2016

    Guide writting business plan

    Để doanh nghiệp thành công thì lập kế hoạch là cần thiết, bạn cần biến mình cần làm gì? Cần đi tới đâu? vạch ra các điểm cần đi tới. Cũng có người thành công chỉ vì một ý tưởng đó gọi là thành công do may mắn, còn đối với một doanh nhân thì thành công có từ thực hiện những dự án lớn. Doanh nghiệp là tập thể một con người, định hướng sai sẽ dẫn mọi người trong tổ chức đi vào bế tắc. Không thể dựa vào số phận để điều hành một doanh nghiệp lớn, phải viết dự án và viết theo chuẩn quốc tế.
    Trước khi bạn viết
             Kế hoạch diễn ra trong bao lâu?
             Khi nào tôi có thể viết chúng?
    Những ai cần kế hoạch kinh doanh?
    Tại sao bạn phải viết kế hoạch kinh doanh
    Xác đinh kết quả và đối tượng (các nút, điểm cần tới)
    Tài chính bên ngoài
    Kế hoạch và bạn sẽ làm gì với kế hoạch
    Về marketting, xây dựng sản phẩm thế nào?
    Viết kế hoạch kinh doanh của bạn
    Tôi viết một kế hoạch kinh doanh thế nào?
    Các phần của kế hoạch marketting
    Cập nhật kế hoạch kinh doanh của bạn
    Chi tiết kế hoạch kinh doanh của bạn
    Công cụ cho kế hoạch kinh doanh
    Phần mềm viết kế hoạch kinh doanh
    Sách hướng dẫn viết kế hoạch kinh daonh
    Kế hoạch kinh doanh mẫu
    Thử kế hoạch kinh doanh













    Rerences Page
    https://www.gov.uk/write-business-plan
    http://www.bplans.com/ 
    https://www.entrepreneur.com/article/247574
    https://www.sba.gov/starting-business/write-your-business-plan
    http://www.bbc.co.uk/skillswise/factsheet/en12plan-l1-f-how-do-i-plan-my-writing
    http://lapduandautu.com/dich-vu-lap-du-an-dau-tu.html
    http://danhtt.com/mau-huong-dan-cach-viet-lap-du-an-kinh-doanh.html
    http://voer.edu.vn/m/khai-niem-va-vai-tro-cua-lap-ke-hoach/587ca8f4 

    Sunday, April 3, 2016

    Tuesday, March 29, 2016

    List projects


    BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN FSG 
    LAM KINH DOANH DUONG NHIEN PHAI CO KE HOACH TOT 
    SEO projects -  Guide writting projects plans
    Sự khác nhau giữa Kế Hoạch - Chương Trình và Dự Án
    Kế hoạch: Toàn thể những việc dự định làm, gồm nhiều công tác sắp xếp có hệ thống, qui vào một mục đích nhất định và thực hiện trong một thời gian đã tính trước: kế hoạch năm 2016; Kế hoạch kinh tế ; Thực hiện kế hoạch 5 năm của Nhà nước...

    Chương trình: (chương: từng phần; trình: đường đi)

    1. Bản kê dự kiến công tác sẽ phải làm trong một thời gian, theo một trình tự nhất định: Chương trình hoạt động của ban thanh tra
    2. Bản kê nội dung giảng dạy của từng môn học, trong từng lớp, từng cấp: Dạy học bám sát chương trình
    3. Dãy lệnh đã được mã hoá đưa vào cho máy tính điện tử: Lập chương trình đưa vào máy tính.

    Dự án: 
    Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được thực hiện trong một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ràng, làm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.  Thông thường công trình đi đôi với dự án, tức phải có dự án thì mới có công trình! Hiểu nôn na là phải có ý tưởng và chủ đầu tư ok thì mới bắt tay vào thi công!
    Vậy Dự thảo văn kiện luật pháp hoặc kế hoạch. Trình dự án luật trước quốc hội. Thông qua dự án kế hoạch.
    Bạn có thể hiểu là Dự án là khái quát nhất (không cần chi tiết cụ thể) => Kế hoạch là cụ thể hơn của dự án (có lịch trình, có hệ thống, thời gian) => Chương trình (chi tiết, cụ thể từng công việc trong 1 thời gian...)





    Friday, March 25, 2016

    ISO 21500:2012

    ›› Tiêu chuẩn quản lý dự án ISO 21500
    Với áp lực kinh doanh hiệu quả và chi phí hợp lý, một tiêu chuẩn ISO mới cho thực hành tổt trong quản lý dự án sẽ làm tăng hiệu quả và tối đã hoá hiệu quả đầu tư.
    ISO 21500:2012, Hướng dẫn về quản lý dự án, được phát triển bởi Ban quản lý dự án theo tiêu chuẩn ISO dự án ISO/PC 236. Nó được thiết kế để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế liên quan như tiêu chuẩn ISO 10006:2003, hệ thống quản lý chất lượng- Hướng dẫn quản lý chất lượng trong các dự án, ISO 10007:2003, hệ thống quản lý chất lượng- Hướng dẫn quản lý cấu hình, ISO 31000:2009, Quản lý rủi ro- Nguyên tắc và hướng dẫn, và một số tiêu chuẩn ngành cụ thể trong các ngành công  nghiệp như hàng không vũ trụ và CNTT.


    Tiêu chuẩn ISO 21500 sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn sẵn có và tiến hành ở cấp độ quốc gia. ISO 21500 hướng tới các tổ chức ở mọi quy mô và lĩnh vực, và sẽ được thiết kế cho các đối tượng tương đối mới với quản lý dự án hoặc được xây dựng giống như một bản ghi nhớ tóm tắt dành cho các đối tượng đã có kinh nghiệm.

    Lợi ích

    - Hỗ trợ trong việc chuyển tải các kiến thức giữa các dự án và kết quả là các tổ chức giao dự án cải thiện.

    -Tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu hiệu quả hơn đặc biệt là các dự án lớn quốc tế thông qua sử dụng các thuật ngữ phù hợp quản lý dự án.

    -Cho phép các tổ chức đa quốc gia để phối hợp các quy trình quản lý dự án và hệ thống của họ.

    -Tạo thuận lợi cho tính di động của nhân viên quản lý dự án và khả năng của mình để làm việc về các dự án quốc tế.

    -Cung cấp một khuôn khổ có thể được dùng làm cơ sở để lập bản đồ của các chương trình cấp giấy chứng nhận trên toàn cầu và do đó hỗ trợ tương hỗ của họ.

    -Cung cấp một khuôn khổ cho các nguyên tắc quản lý dự án chung và các quá trình có thể được xây dựng khi cho sự tiến bộ của các nghiệp vụ quản lý dự án.

    Phạm vi áp dụng

    Bộ tiêu chuẩn đưa ra các thuật ngữ, quy trình, thông tin hướng dẫn đối với các ngành nghề như: xây dựng công trình, xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, công nghệ thông tin, khai khoáng / khoáng sản, dầu khí / năng lượng, tài chính / ngân hàng / bảo hiểm, sản xuất. dược phẩm, giáo dục / đào tạo, nghiên cứu / phát triển và một số ngành khác.

    Prince2

    PRINCE2 – Phương pháp Quản lý Dự án theo cấu trúc

    Bất cứ khi nào chúng ta quyết định chúng ta muốn làm cái gì, đi đâu đó, xây dựng một cái gì, đạt được một cái gì, chúng ta đều cần phải biết câu trả lời cho một số câu hỏi sau:

    - Chúng ta đang cố gắng để làm gì?
    - Khi nào chúng ta sẽ bắt đầu?
    - Chúng ta cần những gì?
    - Chúng ta có thể làm điều đó một mình, hoặc chúng ta cần phải có sự trợ giúp?
    - Công việc này sẽ mất bao lâu?
    - Chi phí thực thi là bao nhiêu?




    Đây là những câu hỏi thường được hỏi khi bắt đầu bất kỳ dự án nào và các câu trả lời sẽ làm nên những nền tảng của việc quản lý dự án – xác định những gì chúng ta muốn làm và chỉ ra cách tốt nhất chúng ta có thể làm điều đó.

    Quản lý dự án theo cấu trúc có nghĩa là quản lý dự án một cách hợp lý, cách thức đã được tổ chức, tuân theo các bước đã được xác định. Một dự án có cấu trúc giống như phương pháp quản lý PRINCE2 thì cần phải đưa ra mô tả về tính hợp lý, hướng tiếp cận có tổ chức.

    Chúng ta biết từ kinh nghiệm rằng dự án không có tổ chức và kiểm soát thường thất bại thảm hại

    Phương pháp PRINCE2 đề xuất một dự án nên có:

    Giai đoạn khởi đầu: tổ chức và kiểm soát, tức là, tổ chức và có kế hoạch điều động trước khi bước vào thực thi dự án;
    Giai đoạn giữa: tổ chức và kiểm soát, tức là. khi dự án đã bắt đầu, hãy đảm bảo nó tiếp tục được tổ chức và kiểm soát;
    Giai đoạn kết thúc: tổ chức và kiểm soát, tức là. khi bạn đã có những gì bạn muốn và dự án đã hoàn tất, sắp xếp lại mọi việc và kết thúc.
    Để mô tả những gì một dự án nên làm gì và khi nào, PRINCE2 có một loạt các quy trình đó bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết trong một dự án từ lúc bắt đầu đế lúc kết thúc.
    https://en.wikipedia.org/wiki/PRINCE2 
    https://www.axelos.com/best-practice-solutions/prince2 

    Thursday, March 3, 2016

    Quản lý thời gian dự án

    Book PMBOK 5 chính thức được Viện Quản Lý Dự Án PMI ban hành vào tháng 1 năm 2013 và chính thức áp dụng cho các kỳ thi chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp PMP® từ tháng 8 năm 2013.

    Quản lý thời gian dự án gồm 7 quy trình:
    1. Lập kế hoạch quản lý lịch trình (Plan Schedule Management)
    2. Định nghĩa hoạt động (Define Activities)
    3. Sắp xếp các hoạt động (Sequence Activities)
    4. Ước lượng nguồn lực cho hoạt động (Estimate Activity Resources)
    5. Ước lượng thời gian hoàn thành hoạt động (Estimate Activity Durations)
    6. Phát triển lịch trình dự án (Develop Schedule)
    7. Kiểm soát lịch trình dự án (Control Schedule)
    1.     Lập kế hoạch quản lý lịch trình (Plan Schedule Management): là quy trình thành lập các chính sách, thủ tục và tài liệu cho việc lập kế hoạch, phát triển, quản lý, thực thi và kiểm soát lịch trình dự án. Lợi ích của quy trình này là cung cấp hướng dẫn và định hướng để quản lý lịch trình trong suốt dự án.
    2.     Định nghĩa hoạt động (Define Activities): là quy trình xác định và lập tài liệu cho các hoạt động cụ thể nhằm tạo ra sản phẩm bàn giao. Lợi ích của quy trình này là chia nhỏ các gói công việc trong WBS (một thành phần của đường cơ sở phạm vi – scope baseline) thành các hoạt động để làm cơ sở cho việc ước lượng, tạo lịch trình, thực thi, kiểm tra và giám sát công việc dự án.
    Luyện thi PMP®/PMBOK: Quản lý thời gian dự án (project time management)
    3.     Sắp xếp các hoạt động (Sequence Activities): là quy trình xác định và lập tài liệu các quan hệ giữa các hoạt động. Lợi ích của quy trình này là xác định mối quan hệ luận lý giữa các công việc để đạt được hiệu suất cao nhất trong các ràng buộc của dự án.
    4.     Ước lượng nguồn lực cho hoạt động (Estimate Activity Resources): là quy trình ước lượng loại và số lượng vật liệu, nhân lực, thiết bị, hay các nguồn cung cấp cần thiết để thực thi hoạt động. Lợi ích của quy trình này là xác định được loại, số lượng, và đặc thù của nguồn lực cần có để hoàn thành hoạt động với chi phí chính xác và thời gian đã dự tính.
    5.     Ước lượng thời gian hoàn thành hoạt động (Estimate Activity Durations): là quy trình ước lượng thời gian cần để hoàn thành các hoạt động với nguồn lực đã dự tính. Lợi ích của quy trình này là cung cấp thời gian cần thiết để hoàn thành từng hoạt động và là đầu vào chính của quy trình tiếp theo.
    6.     Phát triển lịch trình dự án (Develop Schedule): là quy trình của việc phân tích thứ tự, thời gian, nguồn lực và ràng buộc của các hoạt động để tạo ra lịch trình dự án. Lợi ích của quy trình này tạo ra đường cơ sở lịch trình dự án (schedule baseline) hoàn chỉnh với ngày kết thúc dự tính cụ thể.
    7.     Kiểm soát lịch trình dự án (Control Schedule): là quy trình của việc giám sát trạng thài của các hoạt động dự án nhằm cập nhật tiến độ dự án và quản lý các thay đổi liên quan đến đường cơ sở lịch trình dự án (schedule baseline). Lợi ích của quy trình này là nhận diện các sai biệt so với kế hoạch và đưa ra hành động sửa sai và ngăn ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro dự án trượt kế hoạch.